Quy hoạch 1/2000 là gì? Ai là người phê duyệt quy hoạch 1/2000? Bài viết sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu thêm về quy hoạch 1/2000 và phân biệt 1/2000 với 1/500.
Quy hoạch 1/2000 là gì?
Quy hoạch 1/2000 hay còn gọi là quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 là một trong những bước triển khai của quy hoạch chung xây dựng đô thị. Để xây dựng đô thị tỷ lệ 1/500 thì cần có quá trình quy hoạch 1/2000 trước làm cơ sở và quản lý.

Nội dung của quy hoạch 1/2000 được quy định gồm có: bản đồ thể hiện tổng mặt bằng sử dụng đất, bản đồ không gian, các sơ đồ đơn tuyến hạ tầng kỹ thuật và cơ điện, kiến trúc cảnh quan và quy hoạch giao thông.
Ngoài ra, nhiệm vụ của quy hoạch 1/2000 còn là xác định vị trí công trình kỹ thuật và ranh giới trên mặt đất nên có mối liên hệ mật thiết với quyền sở hữu đất đai, có giá trị pháp lỹ và căn cứ giải quyết tranh tụng.
Quy hoạch 1/2000 có ý nghĩa gì?
Quy hoạch được sử dụng là cơ sở nên tại giai đoạn quy hoạch này chưa có thiết kế chính thức cho bất kỳ công trình kiến trúc nào, chủ yếu là mang tính định hướng cho cả một khu đô thị mới hy khu chế xuất, khu công nghiệp,…
Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 giúp xác định mạng lưới đường giao thông và quy hoạch sử dụng đất (bao gồm các chỉ tiêu ô phố như: diện tích ô đất,mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, tầng cao tối đa, tầng cao tối thiểu, chỉ giới đường đỏ,..)

Thẩm quyền phê duyệt quy hoạch 1/2000
Địa phương khu vực đó là cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch 1/2000. Chẳng hạn quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm alf 1/2000 và do chính quyền Thủ Thiêm phê duyệt. Sau đó chủ đầu tư là đơn vị thực hiện nếu các dự án mới ở các khu vực có quy hoạch 1/2000, khi thực hiện dự án thuộc quy hoạch 1/2000 phải tuân theo văn bản chấp thuận chủ trương và quy hoạch chung của khu vực.
Bản đồ quy hoạch 1/2000 có nhiệm vụ gì?
Thông thường các khu vực thuộc quy hoạch 1/2000 thì sẽ có một bản đồ quy hoạch phân khu đó. Bản đồ quy hoạch này có vai trò phân chia và xác định chức năng sử dụng đất cùng với đó là mạng lưới công trình hạ tầng nhằm nội dung quy hoạch của đô thị không bị lẫn lộn.
Bản đồ quy hoạch chi tiết 1/2000 sẽ có nội dung phân chia rõ ràng từng khu đất, và chức năng của mỗi khu dùng để làm gì.
Điểm khác biệt giữa quy hoạch 1/2000 và 1/500
- Quy hoạch 1/2000 là giai đoạn 1 của quá trình quy hoạch, tại giai đoạn này mọi việc đang ở bước triển khai của quy hoạch chung xây dựng đô thị. Còn quy hoạch 1/500 là giai đoạn 2, tức là quá trình triển khai đã được cụ thể hóa, với cơ sở là quy hoạch 1/2000. Quy hoạch 1/500 gắn liền với một dự án cụ thể.
- Ý nghĩa mục đích: 1/2000 là để quản lý đô thị, 1/500 là xác định mối quan hệ giữa các công trình thuộc quy hoạch với các yếu tố bên ngoài của quy hoạch.
- Nội dung: 1/2000 lập bản đồ cơ sở cho các khu vực sử dụng đất của quy hoạch. 1/500 chi tiết hóa đến từng công trình.
Sử dụng đất quy hoạch 1/2000 cần lưu ý gì
Những khu vực đất thuộc quy hoạch 1/2000 thường gây cho người dân lo lắng vì nếu vị mua phải đất đang quy hoạch sẽ rất là rắc rối, người dân lo lắng vì đất dính quy hoạch 1/2000 sẽ không được cấp sổ đỏ, điều đó có đúng không?
Điều này phụ thuộc vào kế hoạch sử dụng đất của bạn, như đã trình bày ở trên đất thuộc quy hoạch 1/2000 sẽ được phân chia theo từng mục đích sử dụng riêng. Vì thế, nếu đất của người dân nằm trong quy hoạch 1/200- nhưng vẫn chưa xây nhà hay có kế hoạch sử dụng khác thì bạn được thực hiện như bình thường, nếu nằm trong bản đồ cụ thể thì người sử dụng đất phải chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi theo kế hoạch. Điều này được thể hiện ở khoản 2, Điều 49 luật đất đai năm 2013.
“Trường hợp quy hoạch sử dụng đất đã được công bố mà chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng và được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Trường hợp đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất trong khu vực phải chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất theo kế hoạch được tiếp tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất nhưng không được xây dựng mới nhà ở, công trình, trồng cây lâu năm; nếu người sử dụng đất có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình hiện có thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật.”