Quy hoạch cầu Thủ Thiêm 4 nhằm kết nối các quận thành phố với khu đô thị Thủ Thiêm, bên cạnh đó cầu còn giúp giải tỏa tình trạng ùn tắc giao thông ở các quận trung tâm thành phố.
Phối cảnh cầu Thủ Thiêm 4
Cầu Thủ Thiêm 4 có tổng chiều dài gần 2,2 km, rộng 28m với 6 làn xe. Đây là dự án cầu đường nhằm kết nối các quận thành phố với Thủ Thiêm.
Theo quy hoạch, hiện có 5 cây cầu và một hầm chui kết nối các quận của thành phố với Khu đô thị Thủ Thiêm.
Hiện cầu Thủ Thiêm 1 và hầm vượt sông Sài Gòn (nối quận 1 và quận 2) đã được đưa vào sử dụng. Đầu năm 2015, cầu Thủ Thiêm 2 với tổng số vốn gần 4260 tỷ đồng cũng được khởi công nhưng do vướng mặt bằng phía quận 1 nên đến nay vẫn chưa xong.

Cầu Thủ Thiêm 2 đang trong giai đoạn thi công với tổng chiều dài gần 1,4 km với 6 làn xe được thiết kế với lối kiến trúc mang phong cách của cầu Rồng cùng kiểu cầu dây văng nối trụ tháp chính cao 113m, nghiêng về phía Thủ Thiêm. Cầu sẽ được xem là điểm nhấn kiến trúc nổi bật trên sông Sài Gòn.
Quy hoạch cầu Thủ Thiêm 4
Dự án cầu Thủ Thiêm 4 nối quận 2 với quận 7 được đầu tư khoảng 5.200 tỷ đồng trong đó chi phí vật liệu xây dựng và thiết bị 3.200 tỷ đồng, phần còn lại dùng để giải phóng mặt bằng phía Quận 7 là 960 tỷ đồng.
Cầu có chiều dài gần 2,2 km, rộng 28m với 6 làn xe và 2 bề lộ hành cùng tuổi thọ 100 năm, chịu được động đất cấp 7; tĩnh thông 80 x 10m. Cầu được thiết kế với dạng dây văng với phần cầu chính nối hai quận 2 và quận 7.
Vị trí cầu Thủ Thiêm 4
Vị trí cầu Thủ Thiêm 4 bắt đầu từ giao lộ cầu Tân Thuận 2 – Nguyễn Văn Linh đi dọc theo đường Nguyễn Văn Linh, rẽ trái ở ngã tư Huỳnh Tấn Phát để vào đường Lưu Trọng Lư. Cầu cắt qua khu cảng Tân Thuận, vượt sông Sài Gòn kết nối với Khu đô thị Thủ Thiêm tại giao lộ trục Bắc Nam và tuyến R4.

Nằm ở vị trí được xem là sợi dây liên kết giữa khu đô thị mới Thủ Thiêm và khu đô thị quận 7, cầu Thủ Thiêm 4 sẽ có thiết kế mang tính biểu tượng, độc đáo, là điểm nhấn nổi bật của quận 2 và quận 7.
Thiết kế cầu Thủ Thiêm 4
Cầu Thủ Thiêm 4 được UBND thành phố Hồ Chí Minh xác định là công trình mang tính biểu tượng, với lối kiến trúc độc đáo, nổi bật sẽ là điểm nhấn đặc sắc trên sông Sài Gòn.
Yêu cầu được đặt ra đó là thiết kế công trình phải hài hòa với cảnh quan chung, “hòa một nhịp” với dòng sông lung linh và thơ mộng. Đặc biệt, giải pháp thiết kế được đưa ra cho dự án đòi hỏi phải mang tính độc đáo và nổi bật hướng tới mục đích tạo điểm nhấn ấn tượng kết nối Quận 2 và Quận 7.
Cầu Thủ Thiêm 4 khi nào được khởi công?
Dự án cầu Thủ Thiêm sẽ được xây dựng theo hình thức PT (xây dựng và chuyển giao): thanh toán cho nhà thầu bằng giá trị sử dụng đất các qũy đất tại khu đô thị Thủ Thiêm và khu vực khác.
Hiện tại, UBND thành phố đã đưa ra kế hoạch điều chỉnh về quy hoạch cảng biển, tiến hành di dời một số cảng, trong đó có cảng Tân Thuận được di dời trước năm 2020 để chuẩn bị cho công tác xây dựng cầu Thủ Thiêm 4.

Dự kiến cảng Tân Thuận sẽ được di dời đến cảng Hiệp Phước, Nhà Bè và trong quý IV/2019 – I/ 2020 sẽ chính thức hoàn thành việc di dời. Ngay sau đó, cầu Thủ Thiêm 4 chính thức được thi công và dự kiến sẽ được hoàn thiện vào năm 2022.
Đơn vị phụ trách cầu Thủ Thiêm 4
Cầu Thủ Thiêm 4 sẽ được phụ trách bởi liên doanh bốn doanh nghiệp: Công ty Bất động sản Phát Đạt, Công ty IPC, Công ty 620 và Công ty 168, và được tiến hành theo hình thức BT (xây dựng và chuyển giao). Năng lực tài chính của các doanh nghiệp đã được các sở và ngành liên quan kiểm tra đảm bảo độ tin cậy.
Công ty Phát Đạt có trụ sở chính tại quận 7 có vốn điều lệ là 2.018 tỷ đồng, hoạt động trong các lĩnh vực xây dựng, mua bán nhà ở, xây dựng công trình đường sắt và đường bộ.
Công ty 620 có vốn điều lệ là 968 tỉ đồng có địa chỉ tại huyện Cần Đước, Long An. Đây là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong xây dựng cầu đường, cống, hầm chui và cấu kiện bê tông đúc sẵn.
Công ty 168 nằm tại huyện Bình Chánh, TP.HCM, có vốn điều lệ 900 tỷ đồng, lĩnh vực hoạt động đa dạng, nhưng chủ yếu là những lĩnh vực xây dựng công trình dân dụng, công trình đường sắt và đường bộ.
Công ty IPC là doanh nghiệp nhà nước với kinh nghiệm đầu tư thi công nhiều dự án quy mô lớn như khu đô thị mới Nam Phú Mỹ Hưng, khu dân cư An Phú, khu công nghiệp Hiệp Phước.
Lợi ích của cầu Thủ Thiêm 4
Dự án cầu Thủ Thiêm 4 hoàn thành sẽ giải được bài toán giao thông từ phía Bình Thạnh và Thủ Đức qua phía các quận 7, 8, huyện Bình Chánh, Nhà Bè.
Cầu Thủ Thiêm 4 được đưa vào lưu thông kỳ vọng sẽ góp phần giảm ùn tắc giao thông từ khu Nam Sài Gòn về trung tâm, đồng thời giúp Khu đô thị mới Thủ Thiêm phát triển nhanh, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội thành phố.

Bên cạnh đó, cầu Thủ Thiêm 4 còn đẩy thị trường bất động sản Thủ Thiêm và những khu vực lân cận trở nên nóng hơn, nhiều nhà đầu tư đã và đang tham gia vào xâu xé miếng bánh béo bở này.